29 09/2018

Câu chuyện rượu vang

CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG CHAI VANG ĐẦU TIÊN MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT

Từ những năm cuối thập niên 90 trở về trước, ở Việt Nam vẫn chưa có một nhà máy rượu vang nào sản xuất ra những loại rượu vang “chính thống”. Rượu vang chủ yếu được nhập ngoại.

 

Thập niên 90, tại Việt Nam rượu vang chủ yếu được nhập khẩu

Với mong muốn tạo ra một sản phẩm rượu vang mang dấu ấn và thương hiệu riêng của người Việt, Công ty Ladofoods đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm “Vang Việt Nam” – một trong những loại rượu vang đầu tiên của Việt Nam thời kì đó.

 

Ladofoods đã cho ra đời sản phẩm “Vang Bordeaux Việt Nam” đầu tiên của Việt Nam

Vào cuối năm 1999, những chai “Vang Đàlạt” đầu tiên đã chính thức ra mắt thị trường, và ngay lập tức nhận được sự đánh giá cao từ phía người yêu vang.

Những chai rượu vang Đà Lạt đầu tiên xuất hiện trên thị trường

Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) được kế thừa trên nền tảng xưởng rượu Lafaro của người Pháp, xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, chuyên sản xuất các loại rượu dâu tằm, được ưa chuộng bởi người Đà Lạt trong thời tiết giá lạnh vùng cao nguyên.

Ladofoods đã nỗ lực không ngừng, tiếp tục nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm Vang Đàlạt bằng việc hợp tác với các chuyên gia rượu vang nước ngoài, mở rộng vùng nguyên liệu nhằm tạo ra một sản phẩm vang ngon tinh tế cho người tiêu dùng yêu vang.

Ladofoods mở rộng vùng nguyên liệu nhằm tạo ra một sản phẩm vang ngon tinh tế

Ngày nay, hàng triệu chai Vang Đàlạt đang được tiêu thụ mỗi năm trên khắp mọi miền đất nước và đặc biệt đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Vang Đàlạt đã khẳng định vị thế là một thương hiệu chuẩn mực quốc tế được ưa chuộng bởi người yêu vang trong và ngoài nước, là một thức uống không thể thiếu được trong buổi chiêu đãi, gặp gỡ, và trong các bữa ăn ấm cúng của bạn bè và gia đình.

Các sản phẩm của Ladofoods luôn đồng hành trong các bữa ăn ấm cúng của bạn bè và gia đình